Trong nền kinh tế toàn cầu, việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải chịu nhiều sự cạnh tranh và có nhiều thách thức để hội nhập. Một trong những nguyên tắc cơ bản để phát triển một cách bền vững là xây dựng hệ thống sản xuất kinh doanh tốt đi kèm với việc cam kết và thực hiện các trách nhiệm xã hội. Công ty TNHH KNA có đào tạo tiêu chuẩn BSCI giúp các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng bộ quy tắc trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. 1. Tiêu chuẩn BSCI là gì ? · BSCI (Business Social Compliance Initiative) là : bộ quy tắc trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, ra đời năm 2003 do Hiệp hội Ngoại thương (FTA) đề xướng. · Bộ quy tắc ứng xử BSCI 2014 ( thay thế phiên bản 2009): phản ánh các tiêu chuẩn lao động quốc tế quan trọng nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động như : Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các tuyên bố quan trọng khác của Liên Hiệp Quốc, hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia và Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc. · Quy tắc ứng xử BSCI là nền tảng cốt lõi của BSCI và đưa ra 10 yêu cầu lao động mà công ty tham gia BSCI cam kết từng bước thực hiện trong Bộ chuỗi cung ứng của họ 2. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA BSCI: Mục tiêu cuối cùng của BSCI là cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên toàn thế giới. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua một cam kết mạnh mẽ từ những người tham gia thực hiện hệ thống. BSCI hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau đây: - Cam kết: Những người tham gia cam kết thực hiện Bộ quy tắc ứng xử BSCI như là một phần của mối quan hệ kinh doanh của họ với các nhà sản xuất, cho thấy sự sẵn sàng để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ. - Phù hợp: Chúng tôi cung cấp một hệ thống duy nhất và thống nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới bao gồm một quy tắc ứng xử và một quá trình thực hiện, bảo đảm tính thống nhất và so sánh trong đánh giá. - Toàn diện: Hệ thống tuân thủ quy tắc ứng xử BSCI là áp dụng cho cả các công ty lớn và nhỏ và bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào. - Phát triển theo định hướng: BSCI không phải là một chương trình chứng nhận. Chúng tôi cung cấp một phương pháp tiếp cận phát triển từng bước giúp các nhà sản xuất thực hiện các quy tắc ứng xử dần dần. Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu BSCI được khuyến khích đi xa hơn và đạt được thực tế của chúng tôi tốt nhất, hệ thống quản lý xã hội SA8000 và cấp giấy chứng nhận phát triển bởi Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (SAI). - Đáng tin cậy: BSCI chỉ sử dụng các công ty đánh giá có kinh nghiệm và độc lập bên ngoài để thực hiện đánh giá. - Tập trung vào các quốc gia có nguy cơ: BSCI tập trung vào các quốc gia có nguy cơ mà vi phạm các quyền của người lao động xảy ra thường xuyên như là: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. . . - Hiệu quả: Sẵn có hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất để tránh trùng lặp kiểm tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống. - Dựa trên tri thức: Tích hợp nghiên cứu ở cấp độ sản xuất để phát triển kiến thức và kỹ năng về cách cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy. - Hợp tác: BSCI khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan ở châu Âu và các nước sản xuất. 11 quy tắc của bộ quy tắc ứng xử BSCI đối với các công ty tham gia: 1. Tuân thủ pháp luật chặt chẽ 2. Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể 3. Cấm phân biệt đối xử 4. Lương bổng 5. Thời gian làm việc 6. Hệ thống quản lý 7. Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỷ luật 8. Cấm sử dụng Lao động Trẻ em. 9. Cấm cưỡng bức Lao động và các biện pháp kỷ luật. 10. Vấn đề về an toàn và môi trường. 11. An toàn & Sức khỏe tại nơi làm việc. 3. Lợi ích khi áp dụng hệ thống BSCI - Sản phẩm được tạo ra không từ những lao động bị áp bức, cưỡng bức trẻ em - Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, dễ dàng xuất khẩu cho các nước trong khối châu Âu, Châu Mỹ - Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận - Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung sự vụ của lãnh đạo - Các hoạt động có tính hệ thống, mọi người đoàn kết, môi trường làm việc thoải mái - Nâng cao năng suất lao động 4. HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG TUÂN THỦ BSCI Nếu một nhà cung ứng không đáp ứng được các tiêu chuẩn của bộ quy tắc ứng xử BSCI, và nếu không thống nhất được giải pháp nào để triển khai thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý thì thanh tra viên của BSCI có thể sẽ lựa chọn các hành động sau đây như: tạm dừng đơn hàng đang sản xuất hiện tại, hủy bỏ các hợp đồng liên quan, đình chỉ các hợp đồng tương lai hoặc chấm dứt quan hệ kinh doanh với các nhà cung ứng không tuân thủ Nếu kết quả của một đợt kiểm tra cho thấy không tuân thủ đầy đủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI thì nhà cung ứng phải triển khai ngay các hành động khắc phục như đã hướng dẫn, không được trì hoãn. Nhà cung ứng sẽ phải thống nhất với nhân viên kiểm tra về khoảng thời gian để triển khai các hành động khắc phục này, tuy nhiên, không vượt quá 12 tháng. Trong trường hợp nếu có 1 nhà cung ứng đã bị gạt bỏ trong quá khứ do không tuân thủ nhưng sau đó thấy mình có thể tuân thủ các quy định trong bộ quy tắc ứng xử BSCI thì quan hệ kinh doanh có thể kết nối lại 5. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CÔNG NHẬN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN BSCI Muốn trở thành tổ chức chứng nhận BSCI phải được công nhận năng lực bởi nhiều tổ chức công nhận khác nhau trong diễn đàn công nhận quốc tế IAF(International Accreditation Forum).Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện các hoạt động chứng nhận của các tổ chức Chứng nhận BSCI theo định kỳ. Phải có dấu của cơ quan công nhận thế giới hoặc dấu của cơ quan công nhận Việt Nam. 6. TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN BSCI Ở VIỆT NAM – LỰA CHỌN RA SAO? Khi các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chọn Tổ chức chứng nhận để chứng nhận hệ thống quản lý liên quan đến các hệ thống như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, ISO/TS 16949, OHSAS 18001, SA 8000, ISO 22000, HACCP, FSC… đặc biệt là chứng nhận tiêu chuẩn BSCI, các Doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề sau: - Tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn có được công nhận hay không – Hoạt động công nhận sẽ đảm bảo năng lực hoạt động của Tổ chức chứng nhận (UKAS – Anh, JAB – Nhật, RVA – Hà Lan, JAS-ANZ – Úc, New Zealand, ANAB- Mỹ, DAK- Đức, BOA – Việt Nam, FSC - Hội đồng quản lý rừng thế giới…) - Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận với Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam theo THÔNG TƯ SỐ 08/2009/TT-BKHCN NGÀY 08/4/2009 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG (hiện trạng tại Việt Nam có nhiều tổ chức chứng nhận của nước ngoài hoạt động với tư cách làm đại diện và chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam – điều này là trái pháp luật và giấy chứng nhận này với giá rẻ - nhưng để lại rủi ro cho những doanh nghiệp được cấp những chứng chỉ này) - Dựa vào thị trường xuất khẩu cần hướng đến, mỗi tổ chức chứng nhận sẽ có thế mạnh về lĩnh vực hoạt động vì vậy theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp để chọn một tổ chức chứng nhận phù hợp nhất - Doanh nghiệp lựa chọn Tổ chức chứng nhận với mong muốn mang lại hiệu quả để áp dụng hay chỉ dừng lại ở việc có được giấy chứng nhận? - Hoạt động chứng nhận với nhiều thông tin khác nhau, hãy tìm hiểu đơn vị tư vấn đáng tín cậy để tư vấn cho Doanh nghiệp chọn Tổ chức chứng nhận đúng mục đích nhất với phí phù hợp nhất.