*** Tối ưu Offpage SEO nền tảng thành công SEO 2022 !
HOT **** Hướng dẫn tốt nhất về SEO Onpage 2022 !
Chú ý: Không chèn Link vô nghĩa trong bài viết !
Các thành viên bị lỗi đăng ký không gửi email vui lòng liên hệ Facebook: Lee Nam để được trợ giúp

Hướng dẫn SEO cho website Joomla !

Thảo luận trong 'SEO Onpage' bắt đầu bởi Vietmoz Staff, 27 Tháng mười một 2013.

  1. Vietmoz Staff

    Vietmoz Staff Đao phủ trảm Spam

    Tham gia ngày:
    21 Tháng một 2013
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    173
    Bạn đang sở hữu một website hoặc đang nhận seo cho một website được xây dựng từ joomla CMS (hệ thống quản trị nội dung )? Bạn muốn tìm hiểu về kỹ thuật, phương pháp tối ưu hoá mới nhất cho một website Joomla? Trong khuân khổ bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm làm seo với joomla.

    Trước tiên, mình xin giới thiệu sơ qua về kinh nghiệm làm việc (background) của bản thân. Làm quen với joomla 1.0 từ ngày còn là sinh viên năm thứ 3, khi đó Joomla mới tách ra từ Mambo (năm 2005). Trong nhiều năm liền mình phát triển extensions (component, modules, plugins, templates) cho joomla. Từng đứng rất lâu trong top 3 freelancer ở các trang như Joomlancers.com, Freelancer.com, Elance… Dù đã thôi làm freelancer nhiều năm, nhưng các account của mình trên các site đó vẫn còn nằm trong top.

    Hiện tại thì mình đang là CEO/Founder của APL Solutions (apl.vn) – công ty chuyên về phát triển web, thiết kế web trên nền tảng PHP/Mysql. APL là đơn vị sở hữu của các club về joomla, magento, wordpress khá nổi trên thế giới. Công việc hiện tại của mình chủ yếu tập chung vào phát triển con người, điều hành các dự án open source của công ty. Với kinh nghiệm 8 năm làm việc với joomla và 5 năm trực tiếp làm SEO/SEM cho chính những sản phẩm của APL trên thị trường quốc tế (google.com), mình sẽ giải đáp câu hỏi của các bạn: SEO cho website joomla như thế nào?

    [​IMG]

    Đây là câu hỏi khá thú vị, phổ biến và đã có khá nhiều bài viết, topic thảo luận về vấn đề này. Tuy nhiên còn rất nhiều những quan niệm sai lầm xung quanh việc làm SEO cho joomla, mình quyết định viết bài này để giúp các bạn làm seo một cách đúng nhất cho các website joomla của mình.
    SEO là tối ưu hoá trang web cho thân thiện với máy tìm kiếm và người dùng, nhằm giúp trang web có thứ hạng cạo trên trang kết quả tìm kiếm, nâng cao doanh số bán hàng, quảng bá thương hiệu rộng khắp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các kỹ thuật seo bạn có thể làm để tăng hạng cho website nhé. Dưới đây là một vài trong số các kỹ thuật seo mà bạn có thể sử dụng để tăng hạng cho website.

    Đầu tiên bạn cần tạo và chứng thực các tài khoản quan trọng sau:

    • Google Webmaster Tools
    • Google Analytics
    • Google + (tài khoản cá nhân)

    Cài đặt SH404SEF

    [​IMG]

    Sh404Sef là extension ưa thích của mình (toàn bộ các website joomla của mình đều cài SH404SEF. SH404SEF cung cấp rất nhiều tính năng tuyệt vời giúp cho việc tối ưu hoá joomla trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mình xin liệt kê một số tính năng quan trọng nhất của SH404:
    • Tạo đường dẫn thân thiện với máy tìm kiếm cho website, ví dụ: yourdomain.com/key-word1/key-word2.html
    • Tạo meta tags (title, description) cho từng trang chi tiết. Ở các version joomla 1.x hoặc 2.x thì việc tạo meta tags cho 1 page nào đó rất khó khăn, tuy nhiên với joomla 3.x thì mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhiều.
    • Thống kê toàn bộ các trang 404, dễ dàng thiết lập chuyển hướng 301 sang URL mới
    Cài đặt Xmap và submit sitemap

    Xmap là một extension cực cool và hoàn toàn miễn phí. Với Xmap bạn có thể dễ dàng tạo site maps cho website. Sau khi sitemap được tạo xong, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản Google Webmaster Tools và tiến hành submit để Google index.

    Tạo blog và tiến hành viết bài

    Hẳn các bạn đã biết xu hướng seo 2013 là tạo ra các bài viết độc đáo (unique), chất lượng để website có thứ hạng tốt hơn trên trang tìm kiếm. Với kinh nghiệm bản thân, mình khuyên các bạn cố gắng 1 tuần viết được ít nhất 2 bài viết mới, mỗi bài viết có tối thiểu 500 từ; tất nhiên là bài viết sẽ tốt hơn, chất lượng hơn nếu bạn đầu tư viết trên 500 từ.

    Cố gắng viết các bài liên quan tới các chủ để đang được quan tâm (hot), được tìm kiếm nhiều. Bạn có thể khai thác chủ đề từ quá trình chăm sóc khách hàng, bằng cách trả lời các câu hỏi tiềm năng (giống như mình đang làm với bài viết này), sự dụng tính năng gợi ý của Google, Google Trends, Google Adwords.

    Viết bài tốt sẽ giúp website tránh được sự nhòm ngó từ 2 chú Google Panda và Google Penguin

    Tối ưu hoá trang liên hệ

    Trang liên hệ là một phần không thể thiếu của website, nó là chìa khoá kết nối bạn với khách hang. Tuy nhiên rất nhiều bạn cẩu thả cho việc chăm sóc trang liên hệ. Sẽ thế nào nếu khách hàng không thể lien hệ với bạn? Khi khách hàng không thể có câu trả lời cho những thắc mắc, nghi vấn, vấn đề của họ, thì tất lẽ dĩ ngẫu họ sẽ chuyển sang website khác. Vậy là bạn đã mất đi một khách hang tiềm năng! Lời khuyên của mình là: hãy chăm sóc trang liên hệ một cách chi tiết nhất, tỉ mỉ nhất có thể. Hãy cũng cấp đầy đủ thong tin liên hệ như: phone, email, địa chỉ, tên bộ phận/phòng ban có thể liên hệ. Bạn có thể liên kết tới tài khoản cá nhân G+, Facebook, Twitter…

    Mình cũng khuyên các bạn nên tích hợp thêm bản đồ Google Map vào trang liên hệ, việc này sẽ giúp bạn seo local tốt hơn.

    Đa dạng hoá nội dung

    Đến đây bạn sẽ hỏi tại sao phải đa dạng hoá nội dung? Việc đa dạng hoá nội dung rất quan trọng. Lời khuyên của mình là hãy tạo ra các trang riêng biệt cho từng dịch vụ, sản phẩm hoặc địa chỉ kinh doanh (cái này lại liên quan tới seo local) thay vì bạn gộp tất cả vào 1 trang duy nhất. Việc này giúp cho bọ tìm kiếm (bots) có thể crawl được nhiều dữ liệu chuyên biệt hơn, giúp SE có thể hiểu chính xác bạn đang làm những dịch vụ gì?

    Tối ưu hoá chân trang (footer)

    Cũng giống như việc tối ưu hoá trang liên hệ (contact us) bạn hãy đặt link Google+, Facebook, Twitter ở footer. Việc làm này nhằm tăng độ trust cho website của bạn. Footer cũng là nơi bạn có thể đặt các liên kết tới các trang như: about us, terms of use, privacy, copyright, sitemap, money back. Việc này một lần nữa giúp SE hiểu rõ hơn về chính sách, dịch vụ của bạn.

    Tăng tốc độ tải trang

    Trang web có tốc độ tải trang nhanh (trung bình 1.5s – 2s) sẽ mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng (User Experience) cũng như mang lại hiệu ứng SEO rất mạnh. Việc tối ưu hoá tốc độ load trang giúp cho Bots có thể crawl được nhiều trang trên website của bạn trong thời gian ngắn nhất, tốn ít tài nguyên nhất.

    [​IMG]

    Mình có trải nghiệm rất tốt với tốc độ tải trang khi chuyển forum.idichvuseo.com sang server mới nhanh hơn. Số lượng page được crawl nhiều hơn, bài viết mới được index nhanh hơn do Google bots đã crawl dữ liệu một cách nhanh nhất. Vậy kiểm tra tốc độ tải trang web như thế nào? Bạn có thể tham khảo tool GTMetrix.com – tool này được tích hợp sẵn Google PageSpeed và Yahoo Speed. GTMetrix.com còn cung cấp rất nhiều tính năng hay, trong khuân khổ bài viết này mình sẽ không nói chi tiết, bạn có thể tự trải nghiệm

    Kiểm tra việc trùng lặp nội dung (Duplicate Content)

    Việc trùng lặp nội dung có thể coi là một kể giết người không dao. Duplicate content có thể làm hỏng cả một chiến dịch seo. Tại sao vậy? Đơn giản là Google Bots sẽ rất lúng túng, không thể định hình được đâu là trang chuẩn để index. Việc này làm cho thứ hạng tổng thể của bạn bị giảm đáng kể.

    Bạn có thể dùng Google Webmaster Tools hoặc dùng chính SH404SEF để kiểm tra, quản lý việc trùng lặp nội dung.

    Việc trùng lặp nội dung rất hay sảy ra với Joomla (do joomla quản lý menu, page bằng itemId) Tuy nhiên việc này rất dễ giải quyết bằng SH404SEF và/hoặc kết hợp với .htaccess rewrites.

    Tiêu đề H1

    Thẻ H1 nhằm giúp cho Google Bots có thể dễ dàng nhận ra tiêu đề của trang web.

    Một vấn để rất hay gặp phải khi sử dụng joomla là việc có nhiều hơn 1 thẻ H1 trên 1 page. Nguyên nhân là do khi làm template, các developer thường nhét thẻ H1 vào trong logo, hoặc cố định tại 1 module position nào đó. Hãy chắc chắn rằng bạn mỗi page chỉ có 1 thẻ H1, tốt nhất hãy để thẻ H1 chưa tiêu đề bài viết, tiêu đề trang hoặc chủ đề của trang.

    Tích hợp nút Social Sharing

    Tương tác với mạng xã hội giờ là một phần rất quan trọng của website. Với tốc độ lan truyền (viral) chóng mặt của mạng xã hội thì việc tích hợp các nút giúp chia sẻ bài viết lên mạng xã hội là một phần rất quan trọng của các webmaster. Việc có những nút chia sẻ nhỏ nhỏ, xinh xinh nằm ở vị trí dễ nhìn thấy giúp cho người đọc có thể dễ dàng chia sẻ bài viết của bạn, từ đó giúp bạn quảng bá website một cách nhanh chóng, đặc biệt là hoàn toàn miễn phí.

    Lời kết

    Có rất, rất nhiều các phương pháp khác để cải thiện thứ hạng của một website trên cả 2 phương diện on-site, off-site. Tuy nhiên trong khuân khổ bài viết này, mình chỉ nêu lên những thao tác seo đơn giản nhất bạn có thể làm với một website joomla. Nếu có có bất kỳ thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến về phương pháp tối ưu hoá website joomla, các bạn có thể bình luận bên dưới. Mình sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc của bạn một cách nhanh nhất.

    Nguồn:idvs​
    #1

Chia sẻ trang này