*** Tối ưu Offpage SEO nền tảng thành công SEO 2022 !
HOT **** Hướng dẫn tốt nhất về SEO Onpage 2022 !
Chú ý: Không chèn Link vô nghĩa trong bài viết !
Các thành viên bị lỗi đăng ký không gửi email vui lòng liên hệ Facebook: Lee Nam để được trợ giúp

Schema - Lợi thế seo onpage với các đối thủ

Thảo luận trong 'SEO Onpage' bắt đầu bởi smartviet, 24 Tháng hai 2016.

  1. smartviet

    smartviet Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    25 Tháng tám 2015
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi em mới tìm hiểu được về một công việc quan trọng trong Seo - Onpage mà nếu có nó thì sẽ tạo ra những lợi thế hơn hẳn so với các đối thủ cạnh trạnh. Đó chính là sử dụng cấu trúc Schema cho website của các bác. Vậy các bác hãy cũng em bình luận và đưa ra những ý kiến riêng của min

    Schema cải thiện thứ hạng tìm kiếm của bạn như thế nào?


    Matt Cutts đã phần nào mơ hồ về tác động của Schema trên bảng xếp hạng này vào ngày 12 tháng 10 năm 2012 trong một đoạn video:


    Lập trường chính thức của Google là họ không "sử dụng đánh dấu dành cho mục đích xếp hạng vào lúc này". Tuy nhiên, rich snippets có thể làm cho trang web của bạn xuất hiện nổi bật hơn trong SERPs - dẫn đến sự gia tăng về lưu lượng truy cập. Với sự phát triển của semantic Web, schema sẽ là một bổ sung vào các thuật toán tìm kiếm trong tương lai vì nó được thiết kế để kết nối mọi thứ.

    Schema Markup là gì?


    Schema được tìm thấy tại Schema.org, nó là một bộ sưu tập các thẻ HTML khác nhau mà có thể được thêm vào một trang web. Những thẻ này tạo ra một mô tả cải tiến khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm (thường được gọi là rich snippets). Schema.org là kết quả của sự hợp tác giữa các công cụ tìm kiếm hàng đầu bao gồm cả Google, Yahoo, Bing và Yandex (năm 2011).

    Schema thường được sử dụng để tạo Rich Snippets cho:

    - Các tổ chức: tổ chức thông tin (ví dụ, chi tiết về một doanh nghiệp như một khách sạn hoặc một điểm du lịch) được đánh dấu trong phần body của một trang web có thể giúp Google hiểu vị trí thông tin trong các sự kiện.

    - Các sự kiện: Thông tin như một tiêu đề của sự kiện, ngày tháng và địa chỉ có thể giúp người dùng quyết định các trang cần nhấp chuột vào kết quả tìm kiếm.


    - Âm nhạc: khi bạn đánh dấu thông tin bài hát trong phần body của một trang web, Google có thể xác định nó và khi người dùng tìm kiếm các album hoặc bài hát, họ có thể sử dụng thông tin này để hiển thị các liên kết đến những bài hát trong snippet kết quả tìm kiếm.


    - Con người: việc đánh dấu liên lạc và thông tin mạng xã hội trong phần body của trang web giúp Google nhận thức tốt hơn và hiển thị thông tin của bạn trong kết quả tìm kiếm.


    - Sản phẩm: Nếu bạn là thương nhân, bạn có thể cung cấp cho Google thông tin chi tiết sản phẩm để hiển thị trong rich snippets (ví dụ, giá cả và rà soát lại đánh giá) ngay trên các trang kết quả tìm kiếm.


    - Công thức nấu ăn: khi thông tin về công thức nấu ăn được đánh dấu trong các trang web, Google có thể sử dụng thông tin đó để hiển thị rich snippets và để đưa vào Google với Recipe View.

    - Đánh giá xếp hạng: sử dụng để đánh dấu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với việc đánh giá xếp hạng.


    - Video: Google khuyến cáo sử dụng schema.org để đánh dấu video của bạn nhưng cũng thừa nhận đánh dấu Facebook Share.


    Lợi ích sử dụng Schema


    - Rich snippet hữu ích cho người dùng và làm nổi bật kết quả tìm kiếm.
    - Nó làm cho công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn khi tìm hiểu về một trang nào đó.
    - Nó có thể cải thiện CTR.

    Thêm Schema vào trang web của bạn


    Để thêm Schema, bạn tạo ra các thẻ theo danh mục schema.org đối với dữ liệu bạn đang gắn thẻ. Ví dụ, để tạo ra một thẻ schema cho một người, bạn phải thiết lập itemtype vào http://schema.org/Person. Với một danh sách đầy đủ được đánh dấu với Schema có thể được tìm thấy ở đây.

    Tạo các thẻ


    Việc tạo thẻ schema thực sự khá đơn giản. Bạn không cần phải liên tục qua lại giữa mã HTML và các tài liệu schema của Google bởi Google đã tạo ra một công cụ Structured Data Markup Helper.

    Sau khi bạn chọn một category và nhập địa chỉ trang web, công cụ sẽ mở ra một trang web để xem trước cùng với tất cả các thẻ có sẵn được liệt kê ở dưới. Tất cả những gì bạn cần làm là để cho nó nổi bật một phần của văn bản trên trang được xem trước và click chuột phải vào danh sách các thẻ có sẵn. Click vào thẻ bạn muốn và nó sẽ điền vào các thông tin trên sidebar. Khi bạn sẵn sàng để lấy mã, nhấn vào nút Create HTML. Nó rất đơn giản, chỉ cần thêm các mã được tạo vào trang. Các công cụ của bên thứ ba như Schema Creator cũng đã đơn giản hóa quá trình tạo ra schema.

    Một bước nữa bạn có thể kiểm tra đánh dấu của bạn bằng cách sử dụng công cụ Structured Data Testing Tool của Google.


    Thêm các loại Schema mới


    Có rất nhiều nhóm khác nhau và các nhóm con được liệt kê trên schema.org. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có một mục mà không được liệt kê? Bạn thực sự có thể tạo ra một phần schema mở rộng bằng cách thêm dấu gạch chéo khác vào cuối của một nhóm hiện có và nhập nhóm con mới vào. Ví dụ, nếu bạn muốn chỉ định một người nào đó như là một chuyên viên lưu trữ văn thư, bạn có thể làm điều đó với một nhóm con của thư viện. Thẻ sẽ đọc Person/Librarian/Archivist. Trong trường hợp này, cả Librarian và Archivist sẽ thực sự được mở rộng. Google và các đối tác đã thêm tài liệu vào schema.org để tạo ra các phần mở rộng.

    Schema và các kiểu khác


    Nhiều nhà phát triển web không hài lòng khi lần đầu tiên schema được công bố bởi nó xuất hiện một số loại thông tin đã được sử dụng bởi các định dạng đánh dấu khác sẽ không tương thích. Điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải bổ sung thêm một loại thẻ đến trang web của họ. Tuy nhiên, Google đã trả lời vấn đề này và thực hiện schema phù hợp với một số đánh dấu có cấu trúc khác như RDFa hoặc JSON-LD.

    Tóm lại



    Bạn không cần phải thêm schema vào trang web của bạn. Câu hỏi đặt ra là Google có nên kết hợp với schema vào thuật toán xếp hạng của họ? Mặc dù không có động lực nào để thúc đẩy SERPs nhưng rich snippets làm cho kết quả tìm kiếm của bạn được nổi bật, cung cấp cải thiện CTR và lưu lượng truy cập.
    Nguồn :internet
    #1
  2. itdaica95

    itdaica95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22 Tháng chín 2015
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    1
    mình cũng như bạn vậy
    #2
    bietthugeleximco thích bài này.
  3. powtrung

    powtrung Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    11 Tháng ba 2015
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    14
    Chắc là chưa cập nhật mới thôi hoặc là nó cứ để thế nhưng lại không đánh giá theo cái đó nữa
    #3
  4. Công ty máy chiếu VNPC

    Công ty máy chiếu VNPC Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    26 Tháng một 2016
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    23
    Ai nói là google không sử dụng nữa, trong webmaster nó có mục đánh dấu dữ liệu có cấu trúc đó. Rất nhiều tiêu chí dựa trên Schema đó, nó sẽ giúp đánh giá một website có thân thiện với người dùng hay không, chẳng hạn như:
    • Product (đánh dấu: schema) gồm các thuộc tính url, ngày đăng sản phẩm, tên sản phẩm, giá, thương hiệu, kiểu máy. Nó sẽ giúp google hiểu được đâu là giá bán, tên sản phẩm để gợi ý trong bộ máy tìm kiếm của nó.
    • Organization (đánh dấu: schema) gồm các thuộc tính url, tên công ty, logo để người dùng tìm trực tiếp tên công ty, tổ chức mà website đã khai báo dữ liệu dạng này trên google...
    • Còn nhiều loại đánh dấu dữ liệu có cấu trúc khác như hatom xem tại microformats, Breadcrumb xem tại rdf.data-vocabulary và Review-aggregate (đánh dấu: rdf.data-vocabulary) là cái mà bạn kia nói là mấy dấu sao xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của một liên kết.
    • Nói chung website blogger và wordpress, joomla 3 trở lên, xenforo... là có hỗ trợ dữ liệu có cấu trúc này rồi, còn các website php, aspx thuần thì mơ đi :D
    #4
    bathuctk thích bài này.
  5. smartviet

    smartviet Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    25 Tháng tám 2015
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    website sử dụng cái schema này hoàn toàn ưu thế nhá các bác :D ngon hơn hẳn luôn :p không tin các bác cứ tìm hiểu và áp dụng nó vào dự án các bác đang làm nhé
    #5
  6. matongnguyenchat

    matongnguyenchat Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    6 Tháng một 2016
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    15
    đã nghe qua cái này, trong webmaster của mình cũng có luôn. mà chỉ biết nó dùng để đánh dấu mà chả hiểu nó đánh dấu cái gì :v giờ đọc bài của bác, mình mới hiểu ra được chút chút (chắc do chậm tiêu quá =.=) à mà mình có cái thắc mắc là cái hatom mình cứ bị lỗi update, author. Đã search Google fix y chang mà vẫn bị lỗi @@ chả biết bị gì luôn ấy. Em xài blogspot. Bác nào biết chỉ giáo em ạ
    #6
  7. Công ty máy chiếu VNPC

    Công ty máy chiếu VNPC Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    26 Tháng một 2016
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    23
    • Khung soạn thảo wordpress còn hạn chế thêm một số loại dữ liệu có cấu trúc microdata như "EVENT" bằng cách chèn mã html trong bài viết như khi search từ khóa "khóa học seo" của Vietmoz edu. Mình thấy vietmoz chèn ở dạng widget chứ chưa chèn loại này trong bài viết.
    • Muốn đánh bật đối thủ thì tối ưu Schema là điều quan trọng và onpage tốt thì mới có thể đi backlink được.
    #7

Chia sẻ trang này