*** Tối ưu Offpage SEO nền tảng thành công SEO 2022 !
HOT **** Hướng dẫn tốt nhất về SEO Onpage 2022 !
Chú ý: Không chèn Link vô nghĩa trong bài viết !
Các thành viên bị lỗi đăng ký không gửi email vui lòng liên hệ Facebook: Lee Nam để được trợ giúp

Case Study - Nghiên cứu và lựa chọn từ khoá làm SEO

Thảo luận trong 'Từ Khóa - Keywords' bắt đầu bởi Độc Cô Cầu Hòa, 13 Tháng hai 2015.

  1. Độc Cô Cầu Hòa

    Độc Cô Cầu Hòa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13 Tháng hai 2015
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    2
    Để đạt được hiệu quả nhất của một kế hoạch SEO thì bước làm đầu tiên và cũng là bước làm quan trọng nhất đó là nghiên cứu và lựa chọn từ khoá SEO. Đã có rất nhiều bài viết chia sẻ về cách nghiên cứu và lựa chọn từ khoá trên Internet nhưng sau quá trình dùng thử và trải nghiệm thì tôi xin viết lại quy trình phương pháp nghiên cứu và đánh giá độ khó của từ khoá một cách chi tiết nhất.

    Nội dung bao gồm hai phần và trong quá trình minh hoạ cho bài viết tôi sẽ sử dụng lĩnh vực Thực phẩm và cụ thể là “quả óc chó”.

    1. Các bước nghiên cứu từ khoá

    - Trước tiên, hãy nghĩ về những từ khoá của lĩnh vực bạn định làm SEO mà nó xuất hiện ngay trong đầu, tin tôi đi đó thông thường là những từ khoá nhu cầu của chính bạn và khách hàng.

    Ở đây, tôi truy cập vào Google Keyword Planner và nhập từ khoá mà trong đầu tôi nghĩ đến đầu tiên:

    • qua oc cho
    • quả óc chó
    • qua oc cho mua o dau
    • quả óc chó mua ở đâu
    • tac dung qua oc cho
    • tác dụng quả óc chó
    [​IMG]

    Và tôi đã tìm được xem trung bình một tháng có bao nhiêu người nghĩ như tôi và tìm kiếm các từ khoá đó. Chưa dừng lại ở đó bạn cần phải tải xuống toàn bộ các từ khóa liên quan mà Google đưa ra cho bạn bằng cách Click vào (1) và tôi đã tải về 498 từ khoá khác liên quan. Tôi được danh sách từ khoá đầu tiên, tôi tạm gọi là Key 1.

    [​IMG]

    - Tiếp theo, đừng vội thoát ra khỏi Google Keyword Planner vì nó còn hữu ích, bạn hãy sử dụng công cụ này để tìm các từ khoá mà đối thủ của bạn đang làm và lọc lấy toàn bộ từ khoá đó. Hãy dán địa chỉ website của đối thủ bạn vào phần Trang đích trong công cụ Google Keyword Planner và lấy ý tưởng, Google sẽ thống kê cho bạn toàn bộ từ khoá mà trang đối thủ của bạn đang dùng. Tôi lại được một data thứ hai, tôi tạm gọi là Key 2 với 403 từ khoá nữa.

    [​IMG]



    [​IMG]



    Cuối cùng, bạn hãy truy cập vào trang web: http://keywordtool.io và tìm với từ khoá chính của ngành bạn, sau khi chạy xong thì trang web đưa ra một bộ rất nhiều từ khoá mà được nhiều người dùng tìm kiếm, nhiệm vụ của bạn là chỉ việc chọn Copy All là xong.

    [​IMG]

    Tương tự như trên bạn dán từng danh sách từ khoá vào trong Google Keyword Planner để lấy số liệu tạo ra File Key 3.

    Vậy là bạn đã có trong tay 3 File từ khoá: Key 1, Key 2, Key 3. Chúng ta cùng đi qua bước xử lý dữ liệu.

    2. Đánh giá và lựa chọn từ

    - Trước tiên bạn phải gôp 3 File: Key 1, Key 2, Key 3 vào làm một File duy nhất và tiến hanh lọc trùng từ khoá. Trong Exel bạn lọc trùng từ khoá bằng cách này nhé:

    [​IMG]

    - Tiếp theo, sau bước lọc trùng từ khoá thì bạn hãy lọc và loại bỏ hết những từ khoá có lượt tìm kiếm <100. Trong Exel thì bạn làm như sau:

    [​IMG]

    Ở đây, tôi sắp xếp lượt tìm kiếm từ nhỏ tới lớn và sau đó tôi chọn xoá toàn bộ các dòng từ khoá mà có lượt tìm kiếm nhỏ hơn 100.

    Đến bước này thì bạn đã có một danh sách từ khoá có nhiều lượt tìm kiếm rồi đó. Theo thời gian thì bạn sẽ phải làm SEO hết những từ khoá này tuy nhiên bạn cần phân thành kế hoạch từng đợt một, các từ khoá dễ làm trước, từ khoá khó làm sau. Từ mà bạn cần phải quan tâm ngay đó là các từ khoá hiệu quả, tức là các từ khoá có nhiều lượt tìm kiếm và có độ cạnh tranh thấp.

    Cách xác định mức độ cạnh tranh của từ khoá.

    Truy cập Google gõ cú pháp: intitle:"từ khoá có dấu" được kết quả bao nhiêu thì đó là độ cạnh tranh của từ khoá đó.

    Hãy dành một chút thời gian để cập nhật toàn bộ độ cạnh tranh của từ khoá đó vào trong File Exel phía trên nhé.

    - Thông thường để tìm độ hiệu quả của từ khoá tức là từ khoá có lượt tìm kiếm nhiều và độ cạnh tranh thấp chúng ta thường nghe tới chỉ số KEI (Keyword Efficiency Index).

    KEI=(Search^2)/Compatitive : bình phương lượt tìm kiếm trên số lượng cạnh tranh. Với mỗi từ khoá thì sẽ có một KEI khác nhau và nhiệm vụ bình thường là chỉ so sánh các KEI1, KEI2,... với nhau và KEI càng cao thì càng tốt.

    Nếu so sánh các KEI của từ các từ khoá với nhau thì không chính xác bởi nó không trùng một tham chiếu.

    Tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một tham số khác đánh giá được tốt hơn.

    - X1=(Search Key 1/tống số Search)

    - Y1=(Competitive 1/tổng số Competitive)

    Và cái chúng ta cần so sánh là tỷ lệ: Y1/X1 và tìm con số nhỏ nhất và làm những từ khoá đó trước. Ý nghĩa của nó là tính tỷ lệ của độ cạnh tranh trên tỷ lệ lượt tìm kiếm cái nào càng nhỏ càng tốt.

    Kết quả bạn dùng Excel để tính và chốt lại được bảng kết quả các từ khoá như sau:

    [​IMG]

    Và bước cuối cùng bạn biết rồi đấy hãy mô hình hoá độ ưu tiên của từ khoá lên và từ khoá nào càng thấp thì bạn phải làm trước, ngay và luôn nhé.

    [​IMG]

    Trên đây tôi đã hướng dẫn rất chi tiết cụ thể các bước làm thực tế. Hy vọng mang lại chụt gì đó trải nghiệm cho bạn. Chúc bạn thành công.

    Nếu bạn cần File Exel của Case Study này thì vui lòng để lại comment mình sẽ gửi File.


    Thân,

    Bạn nào cần File thì có thể tải File mẫu tại đây nhé: TẢI VỀ

    Nguồn : Nguyễn Mạnh Cường SEO Master
    #1
    thangqv and Lý Hoàng Nhi like this.
  2. cuongapple

    cuongapple Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2015
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    11
    Nếu như hoạt động theo nhóm thì mình đảm bảo cách nghiên cứu của bạn sẽ thành công. Còn là seo một mình thì việc nghiên cứu từ khóa không cần phải quá chi tiết như vậy. Sẽ làm bạn mất quá nhiều thời gian!
    #2
  3. linh_vnpt

    linh_vnpt Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    2 Tháng hai 2015
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    28
    nghiên cứu kiểu này thì rất rõ từ khóa cạnh tranh cao thấp , nhưng cũng tốn nhiều thời gian để lựa chọn từ khóa lắm bác ah
    #3
  4. linh_vnpt

    linh_vnpt Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    2 Tháng hai 2015
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    28
    nhưng cũng mất khá nhiều thời gian và công sữ đấy bác
    #4
  5. yeah1love

    yeah1love Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    2 Tháng ba 2015
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    4
    Chuẩn đó mình cũng thế nhiều khi còn không biết phân tích những gì cả ... cứ làm rồi gặp trường hợp nào thì hoirt hôi hi
    #5
  6. ngothang273

    ngothang273 Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    7 Tháng hai 2015
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    9
    Bạn nghiên cứu từ khóa quả óc chó ak, chưa nghe thấy quả này bao giờ
    #6

Chia sẻ trang này