*** Tối ưu Offpage SEO nền tảng thành công SEO 2022 !
HOT **** Hướng dẫn tốt nhất về SEO Onpage 2022 !
Chú ý: Không chèn Link vô nghĩa trong bài viết !
Các thành viên bị lỗi đăng ký không gửi email vui lòng liên hệ Facebook: Lee Nam để được trợ giúp

Hướng dẫn chi tiết Local SEO cho người mới bắt đầu

Thảo luận trong 'SEO Social' bắt đầu bởi cuongapple, 5 Tháng tư 2015.

  1. cuongapple

    cuongapple Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2015
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    11
    Các doanh nghiệp địa phương ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm và sự lựa chọn của họ vẫn luôn là SEO địa phương. Nếu bạn cũng là một trong số họ, thì chắc hẳn bạn cũng sẽ muốn website của doanh nghiệp mình có được ví trị thứ hạng thuộc top 10 tại tìm kiếm của địa phương đó.

    Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bao quát những kiến thức căn bản nhất về Local SEO, đồng thời cũng cung cấp cho bạn một số phương pháp chiến lược mà những ai không am hiểu công nghệ cũng có thể áp dụng ngay cho một chiến lược SEO địa phương tốt hơn.

    Local SEO là gì?

    Local SEO (SEO địa phương) là quá trình tối ưu hóa doanh nghiệp (website) của bạn để nó có thể hiển thị trên kết quả xếp hạng của công cụ tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm – dịch vụ của bạn theo địa phương (vị trí địa lý).

    Dù bạn có đang kinh doanh hay mở văn phòng, quán ăn tư nhân… thì chắc chắn những người quan tâm đến nơi bạn kinh doanh hầu hết là những khách hàng lân cận và trong thành phố. Chính vì điều đó, việc tập trung vào tối ưu hóa cho SEO ở từng vị trí địa phương là điều rất quan trọng.

    Các kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic Results) và gói 7 kết quả tìm kiếm địa phương hàng đầu (local 7-pack)

    Hầu hết các công cụ tìm kiếm sẽ có hai tổ hợp của kết quả tìm kiếm khi nói đến tìm kiếm địa phương – đó chính là organic search và local 7-pack.

    Nhìn vào hình ảnh để hiểu hơn về hai thuật ngữ này.

    [​IMG]

    Như bạn đã thấy, Local 7-pack chỉ có ở các doanh nghiệp địa phương đã đăng ký với Google (chúng tôi sẽ chỉ cách cho bạn ở bên dưới), trong khi các kết quả tự nhiên (thường) lại hiển thị hầu hết các kết quả tương đương và liên quan đến doanh nghiệp đó trên toàn bộ internet. Bao gồm cả các web directory như trang vàng (Yellowpage), các trang review site địa phương (như Yelp) và cả những doanh nghiệp địa phương khác.

    Nếu website của bạn có thể tối ưu hóa và xuất hiện được trên cả hai dạng này thì sẽ là lý tưởng nhất bởi nó có thể giúp bạn bao trùm được nhiều lượng tìm kiếm hơn trên trang tìm kiếm.

    Có tới hàng trăm lý do khiến các doanh nghiệp khác trễm trệ trên top 1 bảng xếp hạng tìm kiếm trong khi bạn thì không. Và dưới đây là một số những phương pháp hữu ích mà bạn có thể áp dụng ngay để giúp gia tăng cơ hội xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google.

    Xây dựng nền tảng

    Như chúng tôi đã đề cập trước đó, Local 7-pack chỉ có tính năng đối với các doanh nghiệp địa phương ĐÃ ĐĂNG KÝ với Google. Tuy nhiên, có rất nhiều các doanh nghiệp ở trong một địa phương đó đều chưa từng biết đến phương pháp này và tất nhiên là chưa bao giờ sử dụng nó. Chỉ với vỏn vẹn 5 phút cho đăng ký và hoàn toàn miễn phí. Dưới đây là cách thức để làm điều này.

    Kiểm tra danh sách tên đã tồn tại

    Trước khi bắt đầu tạo một danh sách mới, đầu tiên bạn hãy tìm hiểu và kiểm tra kỹ xem những doanh nghiệp khác trong danh sách mà bạn sẽ tìm kiếm.

    Để làm điều này, vào Google.com/business và đăng nhập. Điền số điện thoại vào ô tìm kiếm (hầu hết mọi người đều điền tên của doanh nghiệp, tuy nhiên, có nhiều tên giống nhau hoặc một tên thương hiệu nhưng ở nhiều cơ sở khác nhau sẽ dễ gây hiểu nhầm).

    [​IMG]

    Nếu tên doanh nghiệp đã xuất hiện thì có nghĩa nó đã được đăng ký với Google, bạn có thể bỏ qua bước tiếp theo.

    Đăng ký cho Google Business

    Sau khi đã kiếm tra và nếu không thấy tên doanh nghiệp của mình, bạn hãy tiếp tục và thêm nó vào.

    1. Vào google.com/business/
    2. Bấm vào “Get on Google”.
    3. Đăng nhập hoặc tạo một tài khoản.
    4. Đánh tên của Doanh nghiệp/ công ty của bạn vào.
    5. Bởi vì trước đó bạn đã tìm kiếm và không thấy tên doanh nghiệp của mình nên bạn có thể bấm vào mục “Add your business” (như mũi tên đỏ trong hình).

    [​IMG]

    6. Điền thêm thông tin doanh nghiệp (tên, địa chỉ, vv)
    7. Nhấn “Continue” và Google sẽ gửi cho bạn một thông báo chứa mã PIN để xác minh vị trí của bạn. Một khi đã nhận được nó thì bạn hãy điền số PIN đó vào rồi xác nhận vị trí.

    Điền hồ sơ thông tin đẩy đủ khi chờ Xác nhận

    Thường thì thời gian chờ đợi có được số PIN đến tay là khoảng 2 tuần, tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng bạn không còn việc gì khác phải thực hiện. Bạn có thể tận dụng thời gian này để điền đầy đủ hết thông tin vào danh sách của mình.

    Điều này sẽ giúp cho không chỉ khách hàng mà Google cũng có thể hiểu được doanh nghiệp của bạn.

    Dưới đây là một số tip nhỏ khi bạn điền thông tin:

    1. Thêm hình ảnh bắt mắt vào kết quả - hình ảnh này cũng sẽ hiển thị trên Local 7-pack khi bạn xê dịch chuột vào danh sách.

    [​IMG]

    2. Điền chính xác giờ làm việc của bạn (hầu hết mọi người đều ẩn tính năng này đi nhưng đối với một công ty thì việc ghi đúng thời gian làm việc trong ngày sẽ giúp bạn không mất đi khách hàng do bị lệch giờ.
    3. Chắc chắn rằng tên doanh nghiệp/công ty hiển thị đúng loại (ví dụ: doanh nghiệp về dịch thuật, kinh doanh mỹ phẩm, cửa hàng ăn, bất động sản…) Bởi đây là một tiêu chí để Google sử dụng và đánh giá mức độ liên quan cho tìm kiếm.
    4. Viết một mô tả chi tiết có chứa từ khóa phù hợp, nhưng không nhồi nhét.

    Đẩy mạnh sự hiện diện của doanh nghiệp địa phương
    Giờ thì Google đã biết đến doanh nghiệp của bạn, bạn hoàn toàn có thể cải thiện sự hiện diện của mình hơn bằng cách sử dụng các chiến thuật sau.

    1. Xây dựng trích dẫn giữa các website

    Trích dẫn thương hiệu là đề cập đến tên của một doanh nghiệp nào đó trên mạng. Không nhất thiết phải có cả link thì mới gọi là trích dẫn, chỉ đơn giản là có nhắc đến tên thương hiệu của công ty/DN. Nếu được thì tốt hơn hết là có một danh sách đầy đủ (tên công ty của bạn, số điện thoại, website).

    Trích dẫn thương hiệu cũng giống như một xác nhận hay một lá phiếu tín nhiệm cho bất kỳ doanh nghiệp nào được trích dẫn. Nó cho Google thấy rằng bạn là một người kinh doanh hợp pháp và là một phần của cộng đồng, đang hoạt động và hiện diện.

    Thêm Trích dẫn thương hiệu

    Không phải tất cả các trích dẫn đều giống nhau. Nói cách khác, nếu doanh nghiệp của bạn ở hà nội và bạn được đề cập đến trong một danh mục các doanh nghiệp ở hà nội thì sẽ có nhiều lợi ích hơn là một danh mục directory toàn cầu và quá chung chung.

    Lưu ý: Khi trích dẫn phải trích dẫn chính xác thông tin giống nhau ở mọi website trên Internet. Giống địa chỉ và số điện thoại…

    Tip Pro: Trích dẫn cũng giống như danh sách, nó sẽ xảy ra tình trạng lặp. Trước khi thêm vào bất kỳ danh sách nào mới thì hãy kiểm tra xem nó đã tồn tại trên một website nào đó bằng cách gõ tên doanh nghiệp/công ty của bạn vào đó.

    Dịch vụ trả tiền

    Nếu bạn không muốn làm công việc tẻ nhạt là thêm website vào các danh mục directory thì bạn hoàn toàn có thể trả tiền để được làm hộ điều đó. Các dịch vụ dưới đây cũng rất nổi tiếng – mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng – nhưng tất cả đều giống nhau.

    • Bright Local
    • White Spark
    • Yext
    • Moz Local

    2. Thêm một số yếu tố khác liên quan đến địa lý vào website

    Nhiều người thường hay quên thêm tên thành phố hay quốc gia vào website của họ. Phương pháp đơn giản này sẽ giúp ích trong việc nói với Google rằng bạn là một doanh nghiệp địa phương và bạn có thể thấy những bước tiến đáng kể trong thứ hạng ở cả hai tìm kiếm tự nhiên và Local 7-pack chỉ với cách làm này.

    Dưới đây là một ví dụ mà khách hàng đã thấy sự thay đổi vượt bậc (7 bậc) chỉ với hành động đơn giản là thêm thành phố/bang/quốc gia vào thẻ tiêu đề website. Và hơn hết, sự thay đổi này chỉ mất chưa đến 5 phút.

    [​IMG]

    Nói tóm lại, chúng tôi khuyến khích các bạn thêm city/state vào:

    • Thẻ tiêu đề
    • Thẻ H1
    • Nội dung

    Lưu ý: Chúng tôi không khuyến khích việc nhồi nhét từ khóa vào nội dung. Chỉ là thêm các thông tin khẳng định về vị trí địa lý nếu có thể để cải thiện sự liên kết và liên quan trong website.

    3. Thêm Schema Markup vào website

    Schema bạn có thể tìm ở Schema.org, nó là một bộ sưu tập các thẻ HTML khác nhau mà có thể được thêm vào một trang web. Những thẻ này tạo ra một mô tả cải tiến khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm (thường được gọi là rich snippets). Bạn chỉ cần hiểu đơn giản nó là tính năng giúp Google hiểu website của bạn tốt hơn.

    Bằng cách thêm các thẻ schema markup, Google sẽ có thể biết phần nào trong website là địa chỉ, phần nào là số điện thoại, phần nào là tên của doanh nghiệp.

    Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng bạn chỉ cần làm theo cách bước đơn giản sau đây:

    1. Đi đến http://schema-creator.org/
    2. Chọn tổ chức và chọn Local Business
    3. Điền tất cả các thông tin chi tiết và copy paste code bên phải vào website theo hướng dẫn.

    Và bạn đã hoàn thành!

    4. Review

    Đánh giá là một khía cạnh quan trọng của Local 7-pack xếp hạng thuật toán. Càng nhiều các review chất lượng càng tốt.

    Và điều quan trọng hơn là các khách hàng thích đọc các bản đánh giá. Thực tế thì có 88% số người tiêu dùng tin tưởng các review trực tuyến” theo nghiên cứu của Bright Local. Chính vì vậy hãy tạo cho mình một hệ thống để thu thập các review online.

    Kết luận

    Mặc dù chắc chắn sẽ có nhiều chiến lược nâng cao hơn mà bạn có thể sử dụng cho doanh nghiệp địa phương của mình tuy nhiên, nền tảng căn bản sẽ giúp cho bạn phát triển một cách vững chắc.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy comment ngay bên dưới!

    Nguồn seomxh.com
    #1

Chia sẻ trang này