*** Tối ưu Offpage SEO nền tảng thành công SEO 2022 !
HOT **** Hướng dẫn tốt nhất về SEO Onpage 2022 !
Chú ý: Không chèn Link vô nghĩa trong bài viết !
Các thành viên bị lỗi đăng ký không gửi email vui lòng liên hệ Facebook: Lee Nam để được trợ giúp

Làm thế nào khiến người dùng đóng góp nội dung?

Thảo luận trong 'Phát triển nội dung - Content is King' bắt đầu bởi v2SEO, 16 Tháng chín 2014.

  1. v2SEO

    v2SEO Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    4 Tháng chín 2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    165
    Một nền tảng cho phép người dùng thể hiện bản thân họ, tự sáng tạo ra nội dung và có khán giả cho tiêng mình – những nền tảng người dùng tạo nội dung (creativity platforms) được hiểu nôm na như vậy. Một vài ví dụ như Youtube, Dribbble, 500px, Instagram, Flickr, v.v…Nếu hệ thống không có người tạo nội dung là một hệ thống chết và ở đó có rất ít (nếu không nói là không có) động lực cho khán giả vào đó. Về mặt công nghệ, bắt chước Youtube sẽ dễ dàng hơn nhiều lần việc bắt chước cả một cộng đồng tạo video.

    [​IMG]

    Những người dùng tạo nội dung chính là những người tạo ra giá trị sử dụng cho một hệ thống và vì vậy, bất kỳ startup nào đi theo hướng này nên:​

    a. Hiểu rõ động lực của người tạo nội dung (Tại sao họ phải làm video, chụp tấm ảnh đó?)
    b. Đưa vào các giải pháp công nghệ phù hợp với động lực
    c. Có một chiến lược cụ thể để tối đa hóa lượng người tạo nội dung cho hệ thống của mình

    6 câu hỏi dưới đây sẽ giúp startup tìm ra và giải quyết các vấn đề trên

    1, Bạn đang đưa cho người dùng những công cụ (tools) hay những liên kết (pipes)? Hay cả hai?

    Những nền tảng khai thác sự sáng tạo của người dùng có thể chọn cách cung cấp công cụ để người dùng tạo nội dung hoặc có thể là nơi trung gian cung cấp sự kết nối giữa sản phẩm được tạo ra (video, ảnh,v.v) với khán giả (người xem/ tiêu thụ những sản phẩm đó). Hoặc cả hai cách trên.

    Những công cụ (tools): Hệ thống cung cấp công cụ sáng tạo và/hoặc hỗ trợ. Vimeo cung cấp khả năng lưu trữ HD video trực tuyết và xuất ra những video có chất lượng cao hơn bất cứ đối thủ nào. Instagram cho phép người dùng tạo những bức ảnh đẹp mà không cần phải là chuyên gia Photoshop.

    Những liên kết (pipes): Trong một số trường hợp, hệ thống có thể cung cấp những liên kết tới một nhóm đối tượng khán giả nhất định. Dribbble cho phép người dùng upload ảnh của họ và cho phép họ truy cập vào cộng đồng ảnh chuyên nghiệp phù hợp.

    Cả công cụ và các liên kết: Một cách để xây dựng một hệ thống bền vững là cung cấp cả hai điều trên. Đó là cách Instagram, dù sinh sau đẻ muộn, đánh bại Hipstamatic, một sản phẩm với nhiều tính năng hơn hẳn. Ban đầu, Hipstamatic cũng cho phép người dùng đưa các bộ lọc (filter) vào ảnh, nhưng Instagram còn làm hơn thế: họ tạo cả một cộng đồng xung quanh những bức ảnh đó. Facebook Photos cũng áp dụng chiêu tương tự và vượt mặt Flickr để thành nơi lưu trữ ảnh lớn nhất trên internet. Facebook cho phép người dùng tiếp cận và tương tác với những người xem ảnh và các news feed, trong khi Flickr chỉ có mỗi lưu trữ ảnh.

    2, Bạn khiến quá trình tạo nội dung của khách hàng dễ dàng hơn những dịch vụ đang có bằng cách nào?

    Trên internet, chẳng bao giờ thiếu lựa chọn cho người dùng. Vì vậy sự cạnh tranh nhiều khi chỉ là một cú click chuột. Trong hoàn cảnh đó, hệ thống nào cho phép tạo nội dung dễ dàng hơn và cho phép những người dùng ít kỹ năng thực hiện được những công việc phức tạp thì thường dành được nhiều sự chú ý hơn. Ví dụ: số người tweet sẽ nhiều hơn viết blog vì việc này dễ dàng hơn.

    Một yếu tố nữa dẫn đến thành công của Twitter là họ cung cấp cho người dùng những kết nối với các những người dùng khác thay vì chỉ cung cấp cho họ những công cụ. Tuy nhiên, yếu tố quyết định là người dùng có thể tweet mà chẳng cần kỹ năng gì cao siêu hay phải đầu tư nhiều thời gian và công sức.

    3, Bạn có mô hình nào để phân biệt sản phẩm tốt nhất với phần còn lại?

    [​IMG]


    Việc chọn lọc thông tin (curation) rất quan trọng khi dịch vụ của bạn hướng đến một hệ thống tự do, nơi mọi người có thể làm gì mình thích. Hệ thống của bạn nên có những thuật toán để phân biệt rạch ròi các đối tượng khách hàng.
    Nhìn chung có 3 loại curation chính và một hệ thống tốt thường có sự kết hợp của cả 3:

    1. Thuật toán lọc:

    Các hệ thống trên internet đều hoàn toàn tự động. Phần cốt lõi của một hệ thống tốt là thuật toán của nó có khả năng phân biệt được nội dung hay hay dở dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Tuy nhiên vẫn có những sai sót xảy ra và những nội dung hay có thể bị loại bỏ. Vì thế các thuật toán cần phải được thiết lập cẩn thận và nên “học” và có thể tùy biến với các thay đổi trong nội dung đầu vào (bao gồm nội dung video/ ảnh, các comment, rating, voting của người dùng).
    2. Chọn lọc mang tính xã hội:

    Bạn có thể gọi đó là mô hình Digg nhưng thật sự đó là mô hình thể hiện cho tất cả các sự lựa chọn trên tất cả các nền tảng ngày nay. Cộng đồng người dùng được cung cấp các công cụ (vote, đáng giá, cờ hiệu, v.v..) để đưa ra các đáng giá ứng với chất lượng của nội dung và tổng hợp các đánh giá đó sẽ được dùng để sắp xếp và xếp hạng các nội dung.

    3. Biên tập có chọn lọc:

    Trong khi các công ty công nghệ muốn mọi thứ đều tự động thì curation bằng tay vẫn có chỗ trong mỗi hệ thống, đặc biệt là trong những ngày đầu. Editorial curation giúp chúng ta hiểu những thứ sau này sẽ dùng thuật toán để đánh giá tự động. Trong một vài trường hợp, editorial curation có thể giúp “đề pa” cả hệ thống khi không có đủ số người tạo nội dung. Điều này là rất quan trọng vì nội dung chính là “động cơ” để những hệ thống này phát triển, nếu không có chúng, cả hệ thống sẽ chả có giá trị gì.

    4, Trang web của bạn có trong sạch, công bằng và tạo cơ hội cho tất cả thành viên không?

    Trước khi cho ra mắt một hệ thống, bạn nên hiểu rõ động lực thúc đẩy người dùng tạo nội dung. Sự “phô” ra cho người xem (visibility), thể hiện mình (self-expression) và công nhận (recognition) là những khía cạnh chung của động lực. Vì các hệ thống có những phương pháp đánh giá tự động (dựa trên số vote, like và thuật toán) cộng với việc những nội dung tốt sẽ luôn được đẩy lên trước tiên, dẫn đến việc các nội dung mới (dù không tệ) lại không nhận được sự quan tâm nhiều như các video hay hình ảnh xếp “top”.
    [​IMG]

    Cũng giống việc các nhà phát hành website đầu tư vào SEO để xếp trên trong bảng xếp hàng Google, những người tạo nội dung cần phải hiểu những yếu tố giúp sản phẩm của họ có thứ hạng cao trong một hệ thống. Nếu cơ chế xếp hạng không rõ ràng thì những người tạo nội dung có thể không hứng thú khi tham gia vào hệ thống. “Chúng tôi đưa sản phẩm có nhiều vote nhất lên trang chủ”, đó là câu nói thể hiện cách một sản phẩm “best” được phân biệt với phần còn lại (the rest).
    5, Có thêm động lực nào ngoài tự thể hiện bản thân không?

    Nếu khả năng thể hiện bản thân, khả năng thu hút người theo (online followers) cũng như xây dựng thương hiệu bản thân là những động lực rất lớn cho những người tạo nội dung thì việc có thêm động lực khác có thể mang về lợi thế cạnh tranh của một hệ thống so với các đối thủ.

    [​IMG]


    Hãy xem ví dụ về những người thiết kế và chụp ảnh. Những hệ thống khác nhau sẽ cung cấp những động lực khác nhau cho người dùng:

    Threadless: Cung cấp hệ thống vinh danh cộng đồng và curation + khả năng kiếm tiền nếu sản phẩm được xếp top.
    500px: Cũng cấp hệ thống vinh danh + khả năng lưu trữ ảnh online.
    Dribbble: Cung cấp hệ thống vinh danh + truy cập vào những lời mời việc tương ứng.
    6, Bạn có kế hoạch biến người dùng bình thường thành người tạo nội dung chưa?

    Người dùng tạo nội dung đã trải qua lịch sử phát triển khá dài trên internet. Hồi xưa, quy tắc 90-9-1 (1% hoặc ít hơn số người dùng Internet tạo nội dung mới, 9% chỉnh sửa chúng và 90% chỉ vào đọc) thường được dùng để nói về việc chẳng có mấy ai đóng góp nội dung, nhưng gần đây, các hệ thống đã chứng kiến sự thay đổi lớn với sự tăng nhanh số lượng smartphone. Chúng cho phép người dùng tạo nội dung mọi lúc, mọi nơi.

    Tuy nhiên, sự thành bại của một hệ thống vẫn nằm ở khả năng nó tối đa hóa tỷ lệ người tạo nội dung (so với lượng người dùng). Vì vậy, nếu hệ thống còn mới, bạn cần phải chú trọng vào thu hút người tạo nội dung. Ví dụ như Youtube đã làm thế với một loạt các cuộc thi cho họ.

    Nhưng khi đã có lượng người tạo nội dung lớn, giai đoạn thứ hai nên được bắt đầu. Những người tạo nội dung sẽ thu hút khán giả và sẽ hiệu quả hơn nếu hệ thống chuyển những khán giả này thành những người tạo nội dung mới. Một hệ thống cần phải có kế hoạch rõ ràng để chuyển đổi khách hàng thành người tạo nội dung để duy trì những giá trị cốt lõi của mình một cách bền vững.

    Theo platformed (GIK)​
    Last edited: 19 Tháng chín 2014
    #1
  2. kennyshang

    kennyshang Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    8 Tháng mười hai 2014
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    1
    để người dùng có thể đóng góp nội dung thì khi kết thúc bài viết phải đưa ra một vấn đề mở để người dùng thảo luận.
    #2
  3. nguyenson

    nguyenson Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    9 Tháng tư 2015
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    10
    đúng rồi, đặt các câu hỏi cũng sẽ làm người đọc muốn thể hiện mình hơn
    #3

Chia sẻ trang này