*** Tối ưu Offpage SEO nền tảng thành công SEO 2022 !
HOT **** Hướng dẫn tốt nhất về SEO Onpage 2022 !
Chú ý: Không chèn Link vô nghĩa trong bài viết !
Các thành viên bị lỗi đăng ký không gửi email vui lòng liên hệ Facebook: Lee Nam để được trợ giúp

Xử lí tình trạng thiếu thông tin khi làm-nội-dung(P2)

Thảo luận trong 'Phát triển nội dung - Content is King' bắt đầu bởi dienmaylocphat, 8 Tháng sáu 2016.

  1. dienmaylocphat

    dienmaylocphat Thành viên chính thức

    Tham gia ngày:
    14 Tháng năm 2016
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    7
    #4: Những câu hỏi nào cần gợi mở?
    Đây là bộ câu hỏi mà bạn nên hỏi khách hàng, kể cả khách hàng mới và cũ.

    Khách hàng mới
    • Đối tượng khách hàng là ai? Giới tính, thu nhập, vị trí địa lí, hành vi mua sắm?
    • Đối tượng khách hàng tiềm năng là những ai? Giới tính, thu nhập, vị trí địa lí, hành vi mua sắm? (Nếu doanh nghiệp không xác định được hoặc có quá nhiều đối tượng khách hàng mà họ theo đuổi, hãy yêu cầu họ mô tả đối tượng khách hàng mua hàng nhiều nhất)
    • Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi. Lịch sử hình thành doanh nghiệp. Ở tại đây, hãy khai thác câu chuyện của họ. Tại sao thành lập doanh nghiệp. Duyên cớ nào đến với lĩnh vực này. Họ đã trải qua những biến động nào. Họ đã vượt qua như thế nào. Họ đã rút ra được bài học gì. Họ tâm niệm điều gì. Cố gắng hỏi men theo những gợi ý, những mẫu chuyện họ kể để có thêm thông tin hữu ích. Đừng hỏi những câu mang tính chất Yes/No, hãy hỏi những câu để họ giải thích (Why).
    • Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp là gì? Liệt kê chi tiết. Gửi thông tin mã sản phẩm, mô tả sản phẩm, càng chi tiết càng tốt. Hình ảnh sản phẩm. Sản phẩm dùng kèm. Sản phẩm thay thế. Điểm khác biệt của sản phẩm với thị trường.
    • Giá của sản phẩm/dịch vụ. Có tặng hay giảm giá không? Giá so với thị trường thì đang ở mức nào? Định vị về giá này có ý nghĩa gì với doanh nghiệp? (chính sách giá cao, chính sách giá thấp, chính sách giá thâm nhập thị trường, chính sách giá theo cảm xúc, …)
    • Có bán hàng toàn quốc hay không? Chính sách mua bán, đổi trả, giao hàng, bảo hành như thế nào? Kể tên các đại lí, cửa hàng bán lẻ. Các cửa hàng, đại lí ở vị trí như thế nào? Có thuận tiện không? Có thể đậu xe hơi không? Có bảo vệ không? Có camera quan sát không? Cách thức bày trí ở các đại lí/cửa hàng có giống nhau không? Phong cách chủ đạo là gì? Màu sắc chủ đạo và ý nghĩa của nó.
    • Các chương trình chiêu thị từ trước đến giờ là gì? Có thu hút được khách hàng không? Có đúng trọng tâm, mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra không? Chương trình nào có kết quả tốt nhất? Chương trình nào có kết quả không khả quan? Có dự định về chương trình sắp đến chưa? Mục tiêu là gì?
    • Tính cách của chủ doanh nghiệp như thế nào? (Điều này ảnh hưởng đến phong cách viết và cách truyền đạt nội dung, bởi vì chủ doanh nghiệp là linh hồn của doanh nghiệp, người đọc hiểu được cách họ kinh doanh và tâm huyết của họ thì hình ảnh doanh nghiệp dễ dàng đi vào lòng người đọc – người dùng hơn).
    • Phong cách mà khách hàng muốn đưa vào nội dung là gì? (Bình dân, gần gũi, dễ hiểu, hài hước, dí dỏm, chuyên nghiệp, học thuật, chuyên gia, …)
    • Những điều cấm kị đối với khách hàng? Những thứ không nên đưa vào? Những thứ khuyến khích đưa vào nội dung?
    Khách hàng cũ
    • Hiện tại, đối tượng khách hàng đã có thay đổi gì?
    • Cách thức tiếp cận khách hàng có thay đổi gì? Thêm hay bớt kênh nào?
    • Mục tiêu kinh doanh hiện tại như thế nào?
    • Chiến dịch sắp tới là gì? Đánh vào mục tiêu nào, đối tượng nào?
    Lưu ý:

    • Luôn chuẩn bị sẵn các câu hỏi này, nên in ra thành 1 file cứng khi gặp khách hàng.
    • Hãy chắc rằng nếu bạn là dịch vụ content nhỏ, thì người đi thu thập thông tin cũng nên là người viết. Vì khi nghe khách hàng nói, bạn sẽ hiểu chính xác hơn những gì mà người khác truyền đạt lại. Nếu bạn là công ty lớn, bên cạnh Account đi gặp khách hàng, cũng nên để bạn Copywriter đi theo, để bạn nghe được, hiểu được tối đa câu chuyện và ý muốn của khách hàng, để viết đúng, viết đủ. Tình trạng LOI này không ngoại trừ bạn Account quá hời hợt khi diễn đạt lại cho chính người viết hoặc diễn đạt một cách khó hiểu, không diễn đạt được hết ý của khách hàng.
    —–

    Những thông tin này trông giống như bạn đang thu thập để làm kế hoạch marketing hơn là làm nội dung?

    Đúng vậy. Vì chúng có sự liên quan mật thiết đến nhau. Nếu không hiểu về một người nào đó, sao ta có thể miêu tả họ đúng? Nếu không hiểu về một doanh nghiệp, sao ta có thể giới thiệu họ một cách đúng đắn cho người khác?

    Ngoài những câu hỏi này, khi nghe khách hàng kể, có bất kì điểm nào bạn thấy có thể là điểm sáng, điểm nhấn cho nội dung, hãy tiếp tục men theo những gợi ý đó mà hỏi khách hàng cho đến khi bạn hiểu tường tận vấn đề hoặc có 1 ý tưởng cho nội dung tổng thể.

    Tất nhiên, không phải ai cũng có thể trả lời hết tất cả các câu hỏi này, đặc biệt là những khách hàng mới bắt đầu việc kinh doanh hoặc khách hàng kinh doanh theo kiểu truyền thống. Nhưng, nếu không hỏi, thì làm sao bạn có câu trả lời? Và nếu không hỏi đúng câu hỏi, thì làm sao bạn có được câu trả lời đúng cho thứ mình cần?



    Với những khách hàng thực sự chưa có câu trả lời thì sao? Giống như bạn CTV của tôi ở đầu bài đã thắc mắc!

    Bạn hãy là người làm điều đó. Chỉ cần biết vài giá trị cốt lõi và tìm được 1 điểm mấu chốt từ trong bất kì thứ gì của họ (sản phẩm/giá/dịch vụ/điểm nhìn của chủ doanh nghiệp/con người/thiết bị, …). Bạn sẽ xây dựng những câu chuyện và kể lại cho khách hàng nghe. Nếu khách hàng đồng ý với ý tưởng của bạn, bạn thành công 1 nửa. Bạn sẽ tiếp tục mạch chuyện đó với người đọc, người mua. Nếu khách hàng của bạn không đồng ý, hãy tiếp tục hỏi ý kiến của họ để có được những manh mối tiếp theo. Tôi biết, đây là quá trình không dễ, không nhanh chóng, nhưng nếu bạn đã làm, hãy làm 100%.

    Tôi biết, nhiều khách hàng mà tôi tiếp xúc, họ không có bất kì ý tưởng nào trong kinh doanh. Họ chỉ có sản phẩm, và bắt đầu bán. Làm thế nào để họ khác biệt? Những tưởng như đây là vấn đề của họ, nhưng họ không có người làm marketing, không có người tư vấn, không có người dẫn dắt, thì tại sao, bạn là người giỏi kể chuyện, bạn lại không làm việc này? Chỉ cần 1 điểm nhỏ thôi, bạn cũng sẽ làm thay đổi cách nhìn của người dùng về họ. Trách nhiệm của bạn lớn hơn. Cách bạn làm cũng khác đi. Thực chất, bạn đảm trách nhiều hơn những con chữ, và bạn có dám làm những thứ đó hay không? Có dám cống hiến, dám thay đổi, dám làm vì sự phát triển chung hay không?

    #5: Chúng ta có thể thay đổi điều gì trong bức tranh tổng thể?
    Nhiều người hiểu nội dung quan trọng nhưng họ chưa xem trọng đúng mức. Họ cho rằng nếu nội dung không tốt, nhưng các hoạt động khác tốt, thì vẫn tăng trưởng bình thường. Người đọc không hiểu là vấn đề của người viết, không phải vấn đề của thông tin. Thông tin có thể tìm thấy hằng hà sa số trên mạng, không thể nào thiếu thông tin. Đúng! Thông tin có thể tìm rất nhiều trên mạng, nhưng giá trị cốt lõi, mục tiêu của doanh nghiệp thì không thể “tự biên tự diễn” được. Nhìn thẳng vào vấn đề mà nói, khi người chủ doanh nghiệp còn chưa nhận ra tầm quan trọng của nội dung, họ rất dễ đổi dịch vụ cung cấp nội dung. Bởi vì, chỉ qua 1-2 tháng làm việc, họ không nhìn thấy cái lợi ích của nội dung mang lại cho doanh nghiệp của mình, họ sẽ đổi người hoặc ngưng luôn nội dung.

    [​IMG]

    Nội dung cần được lên kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch trong dài hạn

    Nhiều doanh nghiệp “làm nội dung” trong 1 tháng. Họ nhận bài viết rồi để đó, không xem, không sử dụng và không nhận xét. Tức là, thấy xu hướng nội dung, làm nội dung nhưng không thấy nội dung quan trọng để dành thời gian đọc lại, xem lại hay đăng tải.

    Nội dung là một thứ rất lạ. Tại thời điểm đó, giá trị mang lại của nó có thể không nhiều, thậm chí không thể nhìn thấy. Nhưng qua thời gian, nếu có kế hoạch cụ thể và theo kế hoạch đó, mỗi nội dung chính là một nấc trong chiếc thang giúp thương hiệu của bạn thăng hoa.

    Nội dung cũng không phải là thứ chỉ có giá trị ở thời điểm đó. Ví dụ, một bài viết bán hàng, không chỉ góp phần vào đơn hàng của 1 ngày, 1 tuần, mà còn kéo dài cho đến khi mặt hàng đó không còn bán nữa hay thậm chí là sau đó. Vậy, nội dung là “sự tích lũy” có định hướng và “có giá trị” dài hạn. Thế nên, đừng làm nội dung đơn lẻ, tạm thời, cũng đừng nhìn nội dung trong ngắn hạn. Điều đó không công bằng với người làm nội dung.

    Tại thời điểm viết bài này, tôi đã thấy được xu hướng sắp tới của nội dung trên thế giới và sắp tới đây sẽ có mặt tại Việt Nam. Nội dung sẽ có nhiều thay đổi, và người làm nội dung sẽ bận rộn hơn. Bên cạnh đó, người làm nội dung theo cách truyền thống, mì-ăn-liền sẽ đi-vào-dĩ-vãng sớm thôi.

    Hãy bắt đầu từ nội dung, xây dựng dài hạn, có định hướng và đảm bảo tính nhất quán và chất lượng, bạn sẽ thắng trong cuộc chơi sắp tới.

    Nếu bạn còn câu hỏi nào trong bộ câu hỏi để hỏi khách hàng hay bạn có bất kì thắc mắc nào, hãy để lại comment bên dưới, tôi sẽ trả lời với sự tận tâm và trong khả năng hiểu biết của mình
    Nguồn: vietbaiseo.vn
    #1

Chia sẻ trang này